Category, hay còn gọi là danh mục, là một khái niệm quan trọng trong quản lý nội dung số, dùng để phân loại các bài viết, sản phẩm hoặc dữ liệu thành các nhóm dựa trên chủ đề hoặc đặc điểm chung. Việc sắp xếp nội dung theo category không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin mà còn tối ưu hóa hiệu suất SEO cho website. Trong bài viết này, HEROSEO sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về category là gì và cách tạo category hiệu quả sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng bài viết trên kết quả tìm kiếm.
Category là gì?
Category là gì, còn có gọi khác là danh mục/thể loại, là một phần không thể thiếu của bất kỳ trang web nào. Category đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và sắp xếp các nội dung liên quan theo chủ đề chung vào các danh mục cụ thể.
Bằng cách này, các danh mục giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập thông tin cần thiết, đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quát về tất cả nội dung có sẵn trên trang web.
Ví dụ, khi bạn ghé thăm trang blog của Heroseo.vn, bạn sẽ thấy các danh mục chính như:
- SEO Basic
- SEO Onpage
- SEO Offpage
- SEO Content
Những danh mục này được xem là category lớn. Khi bạn nhấp vào một trong những danh mục này, trang web sẽ hiển thị thêm các danh mục con, hay còn gọi là category nhỏ, giúp phân loại nội dung chi tiết hơn.
Về mặt SEO, việc đặt tên category là gì theo từ khóa chuẩn SEO là rất quan trọng. Các nội dung trong danh mục nhỏ thường được xây dựng để bổ trợ và làm rõ thêm cho các từ khóa đã được cho danh mục lớn. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa nội dung cho các công cụ tìm kiếm mà còn giúp Google và các bộ máy tìm kiếm khác dễ dàng quét và hiểu cấu trúc thông tin trên trang web hơn, từ đó giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, nâng cao lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi cho website.
Sự khác nhau giữa tag và category là gì?
Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm tag và category là gì khi quản lý nội dung website vì chúng đều liên quan đến việc phân loại nội dung. Tuy nhiên, “tag” và “category” lại có những điểm khác biệt quan trọng mà bạn cần hiểu rõ. Vậy, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm nay như thế nào? Hãy cùng xem qua dưới đây nhé.
Category
- Phạm vi bao quát nội dung rộng hơn
- Giúp người truy cập có cái nhìn tổng quát về những gì trang web cung cấp, từ đó xác định mục đích và nội dung chính của website.
- Khách hàng dễ dàng tìm kiếm rất nhiều nội dung họ cần theo từng category cụ thể.
- Một category chính có thể chứa nhiều sub-category (danh mục con), giúp chia nhỏ và chi tiết hóa nội dung theo từng chủ đề cụ thể.
Tag
- Nhóm nội dung, bài viết theo chủ đề cụ thể.
- Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nội dung hoặc chùm bài viết có cùng chủ đề tại tag.
- Thường được thêm vào cuối bài viết hoặc ở trong nội dung bài viết và để link dẫn để làm nổi bật các chủ đề liên quan.
- Mỗi tag là độc lập và không có khái niệm tag lớn hay tag nhỏ.
Lưu ý: Nếu một bài viết xuất hiện với thông báo “Uncategorized”, điều đó có nghĩa là bài viết này chưa được thêm vào category nào. Để tránh tình trạng này, cần phải thêm category phù hợp cho bài viết để giữ cho nội dung được tổ chức tốt hơn và tránh việc bài viết “lạc” trong cấu trúc website.
Một website thường nên có bao nhiêu category?
Số lượng category là gì trên một trang web không nên quá nhiều hoặc quá ít mà cần được điều chỉnh phù hợp với nội dung và mục đích sử dụng. Việc tạo category phải được thực hiện cẩn trọng, nhằm đảm bảo tính hợp lý và sự rõ ràng trong cấu trúc website.
Không có quy định cụ thể nào từ Google về số lượng category trên một trang web hoặc các tiêu chí cụ thể để đánh giá và xếp hạng dựa trên số lượng này. Tuy nhiên, nếu website có quá nhiều category, nội dung dễ trở nên rối rắm và gây khó khăn cho người dùng cũng như các công cụ tìm kiếm trong việc phân loại và tìm kiếm thông tin, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và SEO.
Số lượng category nên được điều chỉnh tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và mục đích của trang web. Ví dụ:
- Các website bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm: không vượt quá 10 category.
- Các website chuyên về tin tức, sàn thương mại điện: Lớn hơn 10 category.
Các SEOer nghiệp thường sử dụng từ khóa chính để đặt tên cho category và lựa chọn tên category dựa trên volume từ khóa là một yếu tố quan trọng. Trong trường hợp các từ khóa có volume thấp, bạn nên nhóm chúng vào một category thay vì tạo nhiều category riêng lẻ.
Hướng dẫn cách tạo category trên website
Việc thêm category là gì vào website có thể được thực hiện dễ dàng thông qua một vài bước đơn giản như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang quản trị của website và tìm đến phần quản lý categories (danh mục).
Bước 2: Chọn tùy chọn add new category (thêm danh mục mới).
Tại đây, bạn sẽ cần điền các thông tin cần thiết vào các trường thông tin sau:
- Tên danh mục: Tên của category mà bạn muốn tạo.
- Chuỗi cho đường dẫn tĩnh: Đây là phiên bản đã được tối ưu hóa cho URL của tên category. Chuỗi này phải tuân theo quy tắc chỉ bao gồm các ký tự chữ cái thường, số và dấu gạch ngang (-).
- Chuyên mục hiện tại: Tùy chọn này cho phép bạn thiết lập category mới như là một chuyên mục cha hoặc con. Ví dụ, trong category “Đồ uống” có thể có các category con như “Cà phê”, “Trà”, “Sinh tố”.
- Mô tả: Mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa cho category mới.
- Meta Title: Nhập tên dùng để SEO.
- Meta Description: Đoạn mô tả SEO xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.
Sau khi đã hoàn thành tất cả các trường thông tin, bạn chỉ cần nhấn nút Save hoặc Thêm danh mục để hoàn tất việc thêm category mới vào website.
Cách chỉnh sửa category trên website
Để thực hiện chỉnh sửa category là gì một cách hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang quản trị, đi đến mục Bài đăng (Posts) và chọn Danh mục (Categories). Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các category hiện có trên website.
Bước 2: Để chỉnh sửa một category cụ thể, hãy di chuyển chuột đến category đó và nhấp vào liên kết “Chỉnh sửa” (Edit). Hành động này sẽ mở trình chỉnh sửa cho phép bạn thực hiện các thay đổi như:
- Thay đổi tên category: Điều chỉnh tên của category để phù hợp hơn với nội dung hoặc từ khóa SEO.
- Chỉnh sửa slug: Slug là phần của URL đi kèm với tên category.
- Thay đổi mô tả: Bạn có thể cập nhật hoặc thêm mô tả chi tiết hơn để làm rõ nội dung mà category bao gồm.
- Chỉnh sửa category mẹ và con: Nếu muốn thay đổi cấu trúc phân loại, bạn có thể thêm hoặc xóa category mẹ hoặc category con để tạo sự phân cấp rõ ràng hơn.
Việc xóa một category cũng có thể được thực hiện từ cùng giao diện này. Nếu bạn xóa một category, các bài đăng trong đó sẽ không bị mất đi mà sẽ được chuyển vào category mặc định của WordPress. Vì vậy, trước khi xóa một category, bạn nên đảm bảo đã gán các bài viết đó vào category khác hoặc thiết lập một category mặc định mới.
Hiển thị category trên website
Để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung theo category là gì khi truy cập vào website, bạn có thể sử dụng widget hiển thị category trong thanh bên (sidebar) hoặc footer.
Sau đây là cách thêm category vào sidebar:
- Vào trang quản trị, chọn Giao diện (Appearance) và sau đó nhấp vào Widget.
- Kéo và thả Category widget vào khu vực sidebar hoặc footer mà bạn muốn.
Category widget này cho phép bạn hiển thị danh sách các category dưới dạng menu thả xuống hoặc danh sách. Bạn cũng có tùy chọn hiển thị số lượng bài viết trong mỗi category và chọn Hiển thị thứ bậc (Show hierarchy) để làm nổi bật các category con so với category chính.
Thêm category vào menu điều hướng
Ngoài việc hiển thị category là gì trong thanh bên, bạn cũng có thể thêm category vào menu điều hướng chính của website để tăng cường khả năng điều hướng cho người dùng.
Cách thực hiện:
- Truy cập vào Giao diện (Appearance) và chọn Menu.
- Trong cửa sổ quản lý menu, chọn mục Category, tích vào các category bạn muốn thêm vào menu.
- Nhấp vào Thêm vào menu (Add to Menu) và sắp xếp chúng vào vị trí mong muốn.
Bằng cách thực hiện những bước này, bạn sẽ tối ưu hóa khả năng điều hướng của website, giúp người dùng dễ dàng truy cập và tìm kiếm nội dung theo category.
Câu hỏi thường gặp về Category
Khi nào nên sử dụng category con?
Category con nên được sử dụng khi cần mở rộng phạm vi nội dung một cách chi tiết hơn. Ví dụ, nếu bạn có một danh mục lớn về kiến thức chuyên sâu, các danh mục con như “bán hàng” hay “xuất khẩu” sẽ giúp phân loại rõ ràng hơn các bài viết chuyên biệt.
Có nên phân loại một bài viết vào nhiều category?
Phân loại bài viết vào nhiều category có thể hữu ích nếu nó giúp người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên sử dụng 1 hoặc 2 category cho mỗi bài viết để tránh sự trùng lặp không cần thiết và đảm bảo nội dung phù hợp với danh mục được chọn.
Có nên thay đổi tên category sau khi đã tạo không?
Trừ khi thật sự cần thiết, nên tránh thay đổi tên category vì có thể ảnh hưởng đến SEO, liên kết nội bộ và trải nghiệm người dùng. Nếu cần thay đổi, cần thực hiện redirect 301 để duy trì thứ hạng SEO.
Tạm kết
Hy vọng qua bài viết, HEROSEO đã giúp bạn nắm rõ hơn về khái niệm category là gì cũng như cách tạo và chỉnh sửa chúng trên website. Khi category được sắp xếp hợp lý và sử dụng đúng cách, bạn có thể tạo ra một trang web với cấu trúc rõ ràng, dễ dàng điều hướng và thu hút người dùng. Hãy bắt đầu xây dựng cấu trúc nội dung hợp lý để tối đa hóa lợi ích cho cả người dùng và website của bạn.
No comments yet