Trang chủ SEO Basic Cloaking là gì? Tại sao không nên áp dụng kỹ thuật cloaking trong SEO

Cloaking là gì? Tại sao không nên áp dụng kỹ thuật cloaking trong SEO

bởi Nguyễn Thành Tiến
Cloaking là gì
Ngày xuất bản: 29/07/2024 Ngày cập nhật: 09/08/2024
Thẩm định chuyên môn: Thành Tiến

Cloaking là gì? Đó là một kỹ thuật SEO che giấu nội dung trang web trước các công cụ tìm kiếm với mục tiêu tăng thứ hạng. Tuy nhiên, kỹ thuật này có rất nhiều rủi ro và có thể dẫn đến việc trang web bị phạt bởi các công cụ tìm kiếm. Trong bài viết này, HEROSEO sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cloaking, và tại sao việc sử dụng kỹ thuật này không được khuyến khích trong lĩnh vực SEO chuyên nghiệp ở bài viết bên dưới đây.

Cloaking là gì?

Cloaking là một kỹ thuật SEO mũ đen, được sử dụng để lừa dối các công cụ tìm kiếm bằng cách cung cấp hai phiên bản nội dung khác nhau: một cho người dùng và một cho bot thu thập thông tin.

Khi bot của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, hoặc Yahoo truy cập vào trang web, chúng được cung cấp một phiên bản của trang được tối ưu hóa cho các từ khóa cụ thể và các yếu tố SEO khác. Trong khi đó, người dùng thông thường khi truy cập trang lại nhìn thấy một nội dung khác, có thể không liên quan hoặc kém chất lượng.

Mục tiêu của cloaking là đánh lừa công cụ tìm kiếm rằng trang web có nội dung chất lượng cao và đáng xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, nhưng thực tế, trang web có thể không cung cấp giá trị thực sự cho người dùng hoặc vi phạm các chính sách của công cụ tìm kiếm, như spam, sao chép nội dung, hoặc chứa nội dung không phù hợp.

Ví dụ: Một trang web có thể hiển thị nội dung hữu ích về sức khỏe cho bot nhưng lại cung cấp nội dung quảng cáo hoặc nội dung không liên quan cho người dùng.

Google và các công cụ tìm kiếm khác coi cloaking là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và không công bằng, có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề như giảm thứ hạng hoặc thậm chí là cấm lập chỉ mục trang web. Vì vậy, các quản trị viên web được khuyến nghị cung cấp nội dung đồng nhất cho cả người dùng và bot thu thập thông tin để đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và duy trì uy tín của trang web.

Kỹ thuật Cloaking là gì

Tìm hiểu về kỹ thuật Cloaking là gì?

Những kỹ thuật cloaking phổ biến hiện nay

Những kỹ thuật cloaking hiện nay

Các kỹ thuật cloaking phổ biến trong năm 2024

Sau khi tìm hiểu về cloaking là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá 7 kỹ thuật cloaking phổ biến nhất hiện nay:

Cloaking che giấu User-Agent

User-Agent (hay tác nhân người dùng) là một chuỗi ký tự gửi từ trình duyệt hoặc chương trình khác đến máy chủ để xác định loại và phiên bản của phần mềm đó.

Kỹ thuật này sử dụng chuỗi ký tự mà trình duyệt gửi đi để xác định loại trình duyệt và phiên bản. Dựa trên thông tin này, trang web có thể hiển thị nội dung khác nhau cho bot thu thập thông tin và người dùng thông thường.

Ví dụ:

  • Khi bot của công cụ tìm kiếm Bing truy cập: Trang web nhận diện bot thông qua chuỗi ký tự như: Mozilla/5.0 (compatible; bingbot/2.0; +http://www.bing.com/bingbot.htm) và hiển thị nội dung với nhiều từ khóa liên quan đến sản phẩm để tối ưu hóa SEO.
  • Khi người dùng truy cập bằng trình duyệt Firefox: Trang web nhận diện trình duyệt với chuỗi như: Mozilla/5.0 (Windows NT 10.0; Win64; x64; rv:89.0) Gecko/20100101 Firefox/89.0 và hiển thị một giao diện đơn giản hơn, tập trung vào trải nghiệm người dùng với ít từ khóa hơn.
Cloaking che giấu user-agent

Kỹ thuật cloaking che giấu tác nhân người dùng

Cloaking dựa trên địa chỉ IP

Địa chỉ IP (Internet Protocol) là một số nhận diện duy nhất cho mỗi thiết bị kết nối Internet để phân biệt nó với các thiết bị kết nối khác.

Ví dụ:

  • Địa chỉ IP của máy tính của bạn: 192.168.1.100
  • Địa chỉ IP của Googlebot: 66.249.66.1

Khi một thiết bị yêu cầu truy cập vào trang web, nó sẽ gửi địa chỉ IP của mình đến máy chủ của trang web đó. Mục đích của kỹ thuật IP cloaking là gì? Đó là để đánh lừa các công cụ tìm kiếm, khiến chúng tin rằng trang web có nội dung hữu ích với người dùng và xứng đáng có được thứ hạng cao cho các từ khóa mục tiêu. Tuy nhiên, thực tế trang web có thể cung cấp nội dung kém chất lượng cho người dùng hoặc bị vi phạm các chính sách của các công cụ tìm kiếm.

Cloaking dựa trên Internet protocol

Kỹ thuật cloaking dựa trên địa chỉ IP

Cloaking dựa trên Referer

Referer là tiêu đề HTTP chứa URL được gửi bởi trình duyệt hoặc một chương trình khác khi yêu cầu một website cho biết website nào đã liên kết tới website đó.

Ví dụ: Nếu bạn nhấp vào một liên kết từ trang A đến trang B, thì URL của trang A chính là referer của yêu cầu đến trang B.

Kỹ thuật cloaking dựa trên referer là một kỹ thuật đánh lừa công cụ tìm kiếm để hiển thị nội dung cho bot thu thập thông tin khác với nội dung hiển thị cho người dùng thông qua referer của yêu cầu trang web.

dụ: Một trang web có thể dùng referer để kiểm tra xem yêu cầu tìm kiếm có thật sự đến từ Google hay không, từ đó trang web sẽ hiển thị nội dung đã được tối ưu hóa cho những yêu cầu đó. Ngược lại, những yêu cầu đến từ một trang web khác (ví dụ mạng xã hội), trang web sẽ hiểu thị nội dung ít tối ưu hoá hoặc không liên quan cho những yêu cầu không đến từ Google.

Cloaking dựa trên referer

Kỹ thuật cloaking dựa trên Referer của người yêu cầu website

Cloaking dựa trên JavaScript:

Kỹ thuật này sử dụng JavaScript để kiểm tra xem trình duyệt có hỗ trợ JavaScript hay không và dựa vào đó để phân biệt và hiển thị nội dung khác cho bot và người dùng thực.

Ví dụ: 

  • Nếu bot không hỗ trợ JavaScript, trang web có thể hiển thị một trang tĩnh chứa nội dung SEO, ví dụ như danh sách từ khóa hoặc mô tả sản phẩm chi tiết.
  • Nếu người dùng có trình duyệt hỗ trợ JavaScript, họ sẽ thấy một trang web động với các tính năng tương tác như hình ảnh, video và các tính năng tương tác khác, nhưng nội dung SEO có thể bị ẩn đi.

Cloaking ẩn tiêu đề ngôn ngữ chấp nhận HTTP

Dựa trên tiêu đề chấp nhận HTTP “Accept-Language header” mà trình duyệt gửi đến, trang web sẽ quyết định hiển thị nội dung theo ngôn ngữ hoặc khu vực của người dùng.

Ví dụ: 

  • Nếu tiêu đề “Accept-Language” là “en” (tiếng Anh), trang web có thể hiển thị nội dung được tối ưu hóa cho SEO dành cho thị trường tiếng Anh.
  • Nếu tiêu đề này là “vi” (tiếng Việt), trang web có thể hiển thị nội dung khác, có thể là phiên bản tiếng Việt hoặc nội dung không liên quan đến từ khóa mà bot tìm kiếm quan tâm.

Cloaking dựa trên Session

Kỹ thuật cloaking là gì này dựa trên thông tin từ phiên làm việc (session) của người dùng để phân biệt bot và người dùng thực, hiển thị nội dung khác nhau tùy thuộc vào thời gian truy cập và hành vi trên trang web.

Ví dụ: 

  • Nếu session của người dùng cho thấy họ chỉ truy cập trong thời gian ngắn, trang web có thể hiển thị nội dung chứa nhiều từ khóa và yếu tố cho SEO, vì bot thường sẽ không ở lại quá lâu trên trang.
  • Nếu session cho thấy người dùng ở lại lâu, trang web có thể hiển thị nội dung đầy đủ hoặc chi tiết hơn, chẳng hạn như các bài viết blog, hướng dẫn hoặc sản phẩm cụ thể.
Kỹ thuật cloaking dựa trên session

Cloaking dựa trên thông tin phiên làm việc – session

Vì sao cần tránh cloaking trong SEO?

Cloaking là gì, là một kỹ thuật SEO không được khuyến khích và có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho trang web, bao gồm:

Giảm mức độ uy tín của trang web

Page Authority (PA) và Domain Authority (DA) là các chỉ số đánh giá uy tín và chất lượng của một trang web. Các chỉ số này dựa trên các yếu tố như số lượng và chất lượng của liên kết dẫn đến trang. Khi sử dụng cloaking, trang web có thể bị mất đi các liên kết quý giá do người dùng không nhận được nội dung như mong đợi hoặc mất niềm tin vào trang.

Ví dụ, nếu một người dùng nhấp vào liên kết mong đợi thấy bài viết về sức khỏe nhưng lại gặp phải trang bán hàng, họ có thể thoát ngay và không bao giờ quay lại, dẫn đến giảm PA và DA.

Sụt giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm

Thứ hạng trong kết quả tìm kiếm (SERP) là vị trí mà trang web xuất hiện khi người dùng tìm kiếm một từ khóa hay câu hỏi cụ thể. Vị trí của kết quả tìm kiếm sẽ là thứ hạng của kết quả đó, và nó thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nội dung, SEO,…

Khi áp dụng cloaking có thể khiến trang web bị các công cụ tìm kiếm như Google phạt, do vi phạm chính sách của họ. Khi bị phát hiện, trang web có thể bị hạ thấp thứ hạng hoặc thậm chí bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm.

Ví dụ, nếu một trang web về du lịch sử dụng cloaking để đánh lừa bot tìm kiếm với nội dung không liên quan, Google có thể hạ thấp thứ hạng của trang này trong các kết quả tìm kiếm liên quan đến du lịch.

Cloaking làm sụt giảm xếp hạng trên SERPS

Áp dụng cloaking sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của kết quả tìm kiếm

Nguy cơ bị cấm lập chỉ mục

Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing sử dụng quá trình lập chỉ mục để thu thập và lưu trữ thông tin về các trang web để hiển thị khi có các yêu cầu tìm kiếm của người dùng.

Cloaking là gì có thể khiến một trang web bị cấm lập chỉ mục do vi phạm các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm và khiến người dùng cùng bot thu thập thông tin bị nhầm lẫn. Từ đó, làm cho trang web không thể xuất hiện trong các kết quả khi thực hiện tìm kiếm hoặc người dùng khó tìm thấy được.

Ví dụ, một trang web bán lẻ trực tuyến sử dụng cloaking để hiển thị nội dung khác nhau cho bot tìm kiếm và người dùng có thể bị xóa khỏi chỉ mục của Google, làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Cloaking khiến website bị cấm index

Dùng cloaking sẽ khiến website của bạn bị cấm lập chỉ mục

Mất niềm tin của người dùng và giảm tỷ lệ chuyển đổi

Niềm tin của người dùng là yếu tố then chốt để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Khi một trang web sử dụng cloaking là gì, người dùng có thể cảm thấy bị lừa dối nếu nội dung họ thấy không giống với những gì họ mong đợi khi nhấp vào liên kết. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi giảm, tức là tỷ lệ người dùng thực hiện hành động như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ…sẽ bị suy giảm.

Ví dụ, nếu một trang web về giáo dục sử dụng cloaking để hướng lưu lượng truy cập đến các trang quảng cáo không liên quan, người dùng sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy khác.

Cloaking khiến người dùng mất niềm tin

Khiến người dùng mất niềm tin vào website dẫn đến giảm tỷ lệ chuyển đổi

Vi phạm các quy định của công cụ tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm đặt ra các nguyên tắc để hướng dẫn các webmaster về thiết kế và phát triển website sao cho phù hợp với người dùng, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong xếp hạng kết quả tìm kiếm. Cloaking vi phạm những nguyên tắc này và có thể bị coi là một hành động lừa đảo.

Ví dụ, Google có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc như xóa bỏ trang web khỏi chỉ mục tìm kiếm hoặc phạt tài khoản quản trị trang web. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập mà còn có thể làm giảm doanh thu và uy tín của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc tránh sử dụng cloaking là gì trong SEO không chỉ giúp bảo vệ trang web khỏi các hình phạt của công cụ tìm kiếm mà còn giúp duy trì và xây dựng niềm tin của người dùng, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Cách xác định một website có dùng cloaking hay không?

Sau khi nắm rõ các lý do  nên tránh cloaking là gì, vậy có cách nào để xác định xem một trang web có sử dụng kỹ thuật cloaking hay không, bạn có thể áp dụng một số phương pháp kiểm tra khác nhau:

Sử dụng công cụ trực tuyến để phát hiện cloaking

Có nhiều công cụ trực tuyến giúp kiểm tra xem một trang web có hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng và bot tìm kiếm không. Ví dụ, bạn có thể dùng Screaming Frog SEO Spider hoặc Varvy SEO tool. Những công cụ này sẽ cho biết nội dung mà Googlebot, Bingbot hay các bot khác thấy, và so sánh với nội dung người dùng thông thường nhìn thấy. Nếu có sự khác biệt, trang web có thể đang áp dụng cloaking.

Dùng công cụ thể phát hiện cloaking

Sử dụng các công cụ trực tuyến để hỗ trợ phát hiện website có dùng cloaking hay không

Kiểm tra nội dung trên website bằng các trình duyệt và thiết bị khác nhau

Đây cũng là một cách đơn giản để kiểm tra xem website có đang dùng cloaking là gì hay không. Bạn truy cập vào trang web từ nhiều trình duyệt như Chrome, Firefox, Safari và từ các thiết bị khác nhau như máy tính bàn, điện thoại di động. Nếu bạn nhận thấy nội dung khác nhau giữa các lần truy cập, đây có thể là dấu hiệu của kỹ thuật cloaking.

Ví dụ, một trang web có thể hiển thị nội dung chính xác trên máy tính nhưng lại che giấu hoặc thay đổi nội dung trên thiết bị di động.

Kiểm tra nội dung của website bằng chế độ xem mã nguồn HTML và chế độ xem cache của Google

Bạn có thể kiểm tra mã nguồn HTML của trang web bằng cách nhấp chuột phải và chọn “Xem nguồn trang” trên trình duyệt. So sánh mã nguồn này với phiên bản lưu trữ (cached version) của Google.

Bạn có thể xem chế độ xem cache của Google bằng cách sử dụng cú pháp:

https://webcache(.)googleusercontent(.)com/search?q=cache:URL

Với URL là địa của website bạn cần kiểm tra.

Nếu nội dung trong mã nguồn khác biệt với nội dung hiển thị trong phiên bản lưu trữ, khi đó trang web có thể đang dùng cloaking.

Kiểm tra nội dung của trang web bằng việc sử dụng công cụ giả lập user agent

Các công cụ giả lập user agent như User-Agent Switcher cho phép bạn giả lập bot tìm kiếm hoặc trình duyệt khác nhau để xem cách trang web phản ứng. Bằng cách giả vờ là Googlebot hoặc một user agent khác, bạn có thể kiểm tra xem nội dung trang web xem bằng công cụ giả lập user agent có hiển thị nội dung khác với nội dung khi xem bình thường hay không. Điều này rất hữu ích và giúp bạn dễ dàng phát hiện cloaking là gì nếu trang web đang sử dụng nó.

Dùng user-agent để phát hiện cloaking 

Dùng công cụ giả lập user-agent để phát hiện website có dùng cloaking không?

Kiểm tra nội dung của trang web bằng các công cụ giả lập IP 

Các công cụ giả lập IP cho phép bạn có thể thay đổi địa chỉ IP trên thiết bị của bạn để giả thành một vị trí hay sử dụng trên dịch vụ internet khác.

Cloaking cũng có thể xảy ra khi trang web hiển thị nội dung khác nhau cho các địa chỉ IP khác nhau. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ VPN hoặc proxy để giả lập địa chỉ IP từ các quốc gia hoặc khu vực khác. Sau đó, kiểm tra xem trang web khi xem bằng công cụ giải lập IP có hiển thị nội dung khác biệt với khi xem bình thường hay không.

Ví dụ: Một trang web có thể hiển thị quảng cáo hoặc nội dung khác nhau tùy thuộc vào quốc gia của người truy cập.

Kiểm tra nội dung của trang web bằng công cụ giả lập referrer

Cách cuối cùng cũng là cách nâng cao nhất để kiểm tra cloaking là kiểm tra nội dung của trang web khi xem bằng công cụ giả lập referer. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Referrer Control để giả lập referrer từ Google Search, Bing, hoặc các trang khác và kiểm tra xem trang web có hiển thị nội dung khác nhau khi đến từ các nguồn referrer khác nhau không.

Những phương pháp này giúp bạn phát hiện các trang web sử dụng cloaking, từ đó đảm bảo tính minh bạch và chất lượng nội dung trên internet.

Tóm kết

Cloaking là một kỹ thuật SEO nguy hiểm và không minh bạch, có thể dẫn đến vi phạm quy định của các công cụ tìm kiếm và làm mất lòng tin của người dùng. Để bảo vệ trang web và danh tiếng của mình, hãy luôn kiểm tra và đảm bảo không sử dụng cloaking, đồng thời tập trung vào việc cung cấp nội dung chất lượng và đáng tin cậy. HEROSEO hy vọng rằng với chia sẻ chia tiết về cloaking là gì sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm rõ và tuân thủ nguyên tắc SEO chính thống để phát triển bền vững và xây dựng uy tín lâu dài trong mắt người dùng và các công cụ tìm kiếm.

Bình luận về bài viết
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

No comments yet

Bài viết liên quan

Chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn sớm nhất có thể!