Trang chủ Onpage SEO Heading là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu hiệu quả Heading cho SEO

Heading là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu hiệu quả Heading cho SEO

bởi Nguyễn Thành Tiến
heading là gì
Ngày xuất bản: 27/08/2024 Ngày cập nhật: 06/09/2024
Thẩm định chuyên môn: Thành Tiến

Heading là một quan trọng trong xây dựng cấu trúc nội dung và tổ chức thông tin webiste hiệu quả nhằm cải thiện tối đa trải nghiệm người đọc. Bài viết dưới đây, HEROSEO sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về Heading là gì?, tầm quan trọng và cách tối ưu hóa Heading hiệu quả nhằm nâng cao thứ hạng trên SERPS.

Heading là gì?

Trong lập trình web và HTML, Heading (hay còn gọi là Heading Tag) là một thành phần quan trọng để xác định và khái quát các nội dung chính của trang web. Thẻ heading được sử dụng để giúp tạo ra cấu trúc hợp lý và dễ đọc.

Các thẻ heading được ký hiệu bằng các từ khóa như “H1”, “H2”, “H3”,…, “H6”, với “H1” là tiêu đề lớn nhất và “H6” là tiêu đề nhỏ nhất.

Heading to là gì

Tìm hiểu Heading là gì?

Mỗi thẻ heading đều mang theo mức độ quan trọng khác nhau, với “H1” là tiêu đề chính của trang và các thẻ “H2” đến “H6” thường được sử dụng để đánh dấu các phần tử con bên trong, tạo nên một cấu trúc ngữ cảnh và có ích cho SEO.

Hiện nay, Heading là gì được chia thành 2 khái niệm “Heading Title” và “Heading tiêu đề”. Cụ thể

  • Heading Title (H1): Còn được làm tiêu đề lớn và mỗi trang chỉ có một thẻ H1 duy nhất.
  • Heading tiêu đề: một bài viết có nhiều thẻ Heading, và mỗi heading tiêu đề thể hiện cho từng phần nội dung trong bài viết.

Tầm quan trọng của Heading là gì trong SEO

Tầm quan trọng đối với SEO của Heading là gì? Hãy cùng khám phá 3 vai trò quan trọng của heading có ảnh hưởng tích cực đến SEO như sau:

Giúp tổ chức cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc

Heading giúp tổ chức nội dung một cách rõ ràng và hợp lý. Mỗi heading đại diện cho một phần quan trọng của nội dung, giúp người đọc và máy chủ tìm kiếm hiểu rõ về cấu trúc và nắm được nội dung của trang web đang viết về chủ đề là gì.

Tăng khả năng tiếp cận

Heading giúp tăng khả năng tiếp cận người dùng và giúp họ có thể nắm được cấu trúc bài viết và nhanh chóng hiểu nội dung của trang thông qua việc đọc các tiêu đề.

Bên cạnh đó, các thẻ Heading còn có chức năng chuyển từ Heading này qua Heading khác, giúp tăng cường khả năng dẫn dắt người đọc một cách hiệu quả hơn.

Tăng sức mạnh cho SEO

Việc sử dụng Heading chính xác và hợp lý giúp tăng cường sức mạnh cho SEO và là một trong những yếu tố quan trọng tối ưu hóa SEO on-page.

Cung cấp cho máy chủ tìm kiếm thông tin về cấu trúc và sự quan trọng của nội dung, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng trang web.

Tóm lại, sử dụng Heading là một cách thông minh không chỉ tạo nên một trải nghiệm người đọc tốt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm.

Vai trò của thẻ heading

Tầm quan trọng của Heading đối với SEO

Cách tối ưu hóa Heading hiệu quả cho SEO

Sau khi tìm hiểu kĩ về vai trò của Heading đối SEO, vậy cách tối ưu hoá Heading như thế nào? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tối ưu cho mỗi loại thẻ Heading:

Tối ưu hoá hiệu quả thẻ Heading

Cách tối ưu thẻ Heading hiệu quả cho SEO

Thẻ Heading 1 (H1)

  • Mỗi trang nên chỉ có một thẻ H1, đại diện cho tiêu đề chính của trang.
  • Nội dung của H1 nên ngắn gọn, nhưng đồng thời phải hấp dẫn và mô tả trọn vẹn nội dung của bài viết. H1 nên có dưới 70 ký tự.
  • Thẻ H1 buộc phải chứa từ khoá chính.

Thẻ Heading 2 (H2)

  • Thẻ H2 có thể được coi là một thẻ phụ của H1 và được dùng để tạo cấu trúc mạch lạc, dễ hiểu hơn cho bài viết. H2 nên được in đậm
  • Trong thẻ H2, nên bao gồm từ khóa chính cùng với các từ khóa LSI để làm cho nội dung trở nên phong phú và liên quan.
  • Giúp tổ chức và phân loại thông tin một cách hiệu quả, bài viết nên có ít nhất 2 thẻ H2 trở lên.

Thẻ Heading 3 (H3)

  • Thẻ H3 được xem như là thẻ con của H2 và hậu duệ của H1, đóng vai trò làm nổi bật ý nghĩa của H2.
  • Để đảm bảo tính logic của bài viết, cần có ít nhất 2 thẻ H3 trở lên.
  • Chỉ sử dụng h3 khi cần thiết, tránh lạm dụng
  • Các thẻ H3 nên được in đậm và bổ sung thêm các từ khóa LSI.

Thẻ Heading 4 (H4), Heading 5 (H5), và Heading 6 (H6)

  • H4, H5, và H6 được sử dụng cho các phần chi tiết và tiêu đề nhỏ hơn giúp làm rõ những nội dung chi tiết của bài viết
  • Giúp tạo ra cấu trúc con bên trong các phần lớn hơn (H2, H3).
  • Thẻ H5, H6 ít được sử dụng hơn, và thường được dùng trong các bài viết có số lượng từ lớn.
heading là gì

Cách tối ưu hóa heading hiệu quả cho SEO

Một số lưu ý khi tối ưu hóa thẻ Heading

  • Mỗi phần nên có một tiêu đề chính (H2) và các tiêu đề con liên quan (H3, H4…).
  • Đảm bảo rằng cấu trúc thẻ Heading cũng phù hợp với trải nghiệm di động.
  • Kiểm soát độ dài của mỗi heading để giữ cho trang gọn gàng và dễ đọc.

Các cách kiểm tra Heading trên website

Kiểm tra thẻ Heading trên website có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 2 cách phổ biến nhất:

Kiểm tra thẻ Heading trong phần mã nguồn của trang

Kiểm tra mã nguồn HTML của trang web để xem các thẻ Heading được sắp xếp và sử dụng như thế nào.

Cách tìm Heading trong mã nguồn của trang web, bạn thực hiện các bước sau:

  • Nhấp vào một khoảng trống bất kỳ → chọn View Page Source → hiển thị phần Source Code
  • Tìm thẻ  H1, H2,… bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + F và gõ tên heading cần tìm vào ô tìm kiếm.

Kiểm tra thẻ Heading trực tiếp trên trang công cụ SEO

Sau đây là các công cụ được dùng để kiểm tra Heading của trang web.

SEO Quake: Để kiểm tra thẻ Heading trên trang web bằng SEO Quake, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tiến hành cài đặt SEO Quake theo đường link: https://chrome.google.com/webstore/detail/seoquake/akdgnmcogleenhbclghghlkkdndkjdjc?hl=vi.

Bước 2: Bạn truy cập vào trang web bạn muốn kiểm tra thẻ Heading.

Bước 3: Kích vào biểu tượng SEO Quake trên thanh công cụ của trình duyệt để mở extension.

Dùng SEO Quake để tìm Heading

Tìm thẻ Heading trên trang công cụ SEO Quake

Bước 4: Trong menu của SEOquake, chọn “Diagnosis” để xem thông tin liên quan đến trang web, bao gồm các thông tin về thẻ Heading.

Kiểm tra Heading bằng SEO Quake

Chọn Diagnois để check thẻ heading trên website

Bước 5: Kéo xuống đến chỗ Heading và nhấn vào View others để xem tất cả các Heading.

Dùng SEO Quake tìm thẻ Heading

SEO Quake sẽ tìm thấy vị trí của tất cả các thẻ Heading trên webiste

Web Developer: Thực hiện các bước bên dưới để kiểm tra thẻ Heading là gì:

Bước 1: Cài đặt Web Developer theo link sau:

https://chrome.google.com/webstore/detail/web-developer/bfbameneiokkgbdmiekhjnmfkcnldhhm?hl=vi

Bước 2: Mở Trang Công Cụ Web Developer trên thanh trình duyệt, sau đó chọn Outline.

Tìm Heading bằng Web Developer

Dùng Web Developer tìm thẻ Heading

Bước 3: Tiếp tục chọn Outline Headings.

Tìm thẻ Heading bằng các công cụ

Tìm thẻ Heading trực tiếp trên trang công cụ Web Developer

Bước 4: Sau đó, webite sẽ hiển thị chính xác vị trí của từng thẻ heading trong các ô màu xanh.

Sử dụng Web Developer tìm thẻ Heading

Kết quả vị trí thẻ Heading sẽ được hiển thị trên Website

Screaming Frog Để sử dụng công cụ Screaming Frog để kiểm tra thẻ Heading, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cài đặt Screaming Frog theo link sau: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/

Bước 2: Mở Screaming Frog SEO.

Bước 3: Tại ô Enter URL to Spider, nhập địa chỉ URL của trang web bạn muốn kiểm tra. Nhấn nút Start để bắt đầu quá trình kiểm tra.

Bước 4: Khi quá trình kiểm tra hoàn tất, chuyển đến tab “H1” hoặc “Headings” trên thanh bên trái.

Kiểm tra vị trí Heading

Dùng Screaming Frog kiểm tra thẻ Heading trên webiste

Sau đó, bạn chọn H1 thì công cụ sẽ hiển thị toàn bộ thông tin của H1 trên trang web. Cụ thể:

  • All: Mọi trang trên trang web đều phải có một thẻ H1
  • Missing: Các trang trên trang web đang thiếu thẻ H1.
  • Duplicate: Danh sách các trang có thẻ H1 giống nhau
  • Multiple: Danh sách các trang trên trang web có nhiều hơn một thẻ H1.
  • Over 70 characters: Các trang có thẻ H1 với độ dài nhiều hơn 70 ký tự.

Một số lưu ý để sử dụng Heading một cách thông minh và hấp dẫn

Một điều cần lưu ý là Heading Title (H1) thường bị nhầm lẫn với chức năng và cách định dạng của Title tag. Title tag, hay còn gọi là thẻ tiêu đề, là thẻ mô tả ngắn gọn và chính xác nội dung tổng quan của một trang. Tuy nhiên, H1 và Title tag có sự khác biệt rõ ràng về chức năng và cách hiển thị.

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian khi đăng bài và tận dụng các yếu tố SEO có sự tương hỗ, nhiều website chọn cách đặt tiêu đề SEO và H1 với định dạng giống nhau. Tuy vậy, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ sự khác biệt này để tránh sai sót khi tối ưu hóa các thẻ Heading theo tiêu chuẩn SEO.

Ngoài ra, việc viết các Heading hấp dẫn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng khả năng thu hút người dùng.

Đặt Heading dạng “Question Headings”

Các tạo Heading dưới dạng câu hỏi mà độc giả muốn tìm câu trả lời.

Ví dụ: “Bạn Đã Biết Cách Tối Ưu Hóa Thẻ Heading Cho SEO Chưa?”

Đặt Heading dạng “Statement Heading”

Dạng Heading này sẽ là một câu hoàn chỉnh, có chủ ngữ và vị ngữ. Statement Headings sẽ diễn đạt một cách mạch lạc, và ngắn gọn.

Ví dụ: “Bí Quyết Tối Ưu Hóa Thẻ Heading để Thu Hút Người Đọc.”

Đặt Heading dạng “Topic Heading”

Dạng Heading này thường sẽ gồm các từ hoặc cụm từ ngắn hấp dẫn, dẫn dắt độc giả. Điều này sẽ kích thích tò mò cho độc giả và khiến họ phải click vào bài viết để đọc nội dung.

Ví dụ: “Những chiến lược sử dụng Thẻ Heading hiệu quả trong nội dung của bạn.”

Tips sử dụng Heading hiệu quả 

Một số lưu ý để sử dụng Heading một cách thông minh

Những câu hỏi thường gặp về Heading

Tại sao cần sử dụng thẻ Heading?

Thẻ Heading giúp cải thiện cấu trúc nội dung, tăng khả năng đọc hiểu cho người đọc và hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu về cấu trúc trang.

Thẻ Heading có thể chứa LSI keywords không?

Có, việc chèn từ khóa LSI vào thẻ Heading có thể cải thiện khả năng hiểu của công cụ tìm kiếm về nội dung trang.

Thẻ Heading có ảnh hưởng đến trải nghiệm di động không?

Có, thẻ Heading cần được tối ưu hóa để đảm bảo hiển thị đúng trên các thiết bị di động, giúp độc giả dễ đọc và hiểu nội dung trang web.

Tóm kết

Trong bài viết trên, HEROSEO đã chia sẻ đến bạn đọc tất cả các thông tin về Heading. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò và cách đặt các thẻ Heading để đạt được hiệu suất tối ưu trên công cụ tìm kiếm Google.

Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin, kiến thức khác về SEO và các yếu tố tối ưu hoá trang web khác, đừng ngại truy cập vào website heroseo.vn để tìm và đọc thêm các bài viết hữu ích khác.

Bình luận về bài viết
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ?  
Đánh giá bài viết này

No comments yet

Bài viết liên quan

Chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn sớm nhất có thể!